Thông tư 32/2023 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ,ặcthườngphụcđượcbắntốcđộởđâuvìsaophảihówebp to jpg quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT có hiệu lực thi hành từ 15.9. Theo đó, CSGT được hóa trang (mặc thường phục) tuần tra, kiểm soát trong một số trường hợp.
CSGT hóa trang bắn tốc độ ở đâu?
Thực tế, mạng xã hội từng xuất hiện một số clip người dân đến quay phim người mặc thường phục bắn tốc độ và hỏi "Anh là ai?". Không chỉ vậy, CSGT trong bộ cảnh phục quy định "đụng tay chân" với người dân cũng đã từng xảy ra.
Ví dụ, sự vụ CSGT ở Sóc Trăng đánh 2 thiếu niên vào tháng 9.2022 hay vụ CSGT tại Long An dùng dùi cui đánh tới tấp vào vai người vi phạm tháng 10.2022. Dù các chiến sĩ trong 2 vụ việc trên đều bị xử lý với hình thức tước danh hiệu công an nhân dân hay điều chuyển khỏi lực lượng, nhưng nhiều người vẫn lo ngại khi CSGT hóa trang phối hợp tổ CSGT công khai làm nhiệm vụ.
Lãnh đạo một đội CSGT chia sẻ, CSGT khi hóa trang làm nhiệm vụ phải mang theo Giấy chứng minh Công an nhân dân và đứng cách tổ CSGT một khoảng cách vừa đủ. CSGT hóa trang không trực tiếp dừng xe xử lý vi phạm.
CSGT hóa trang dùng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ được trang cấp, phát hiện vi phạm, thông báo bằng bộ đàm qua về dấu hiệu nhận biết người vi phạm để tổ CSGT công khai dừng xe xử lý.
"CSGT hóa trang kết hợp tổ công khai làm nhiệm vụ phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định. Trong đó, các kế hoạch thường thực hiện bắn tốc độ ở các đoạn đường thường xuyên xảy ra vi phạm liên quan tốc độ, tai nạn giao thông. Không có quy định CSGT bắn tốc độ được ngồi chỗ nào", lãnh đạo đội CSGT chia sẻ.
CSGT hóa trang kết hợp tổ công khai xử lý vi phạm là quy định tạo điều kiện để CSGT thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. CSGT không được lạm dụng quy định này mà giao thiết bị ghi hình tốc độ cho người khác làm thay mình. Khi có người dân đến "giám sát" CSGT hóa trang thì CSGT chỉ cần đưa Giấy chứng minh Công an nhân dân ra để cho người dân xem là được, không phải đôi co
Luật sư Lê Trung PhátLuật sư (LS) Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát cho biết, về nguyên tắc, khi bắn tốc độ, CSGT được ngồi bất kỳ chỗ nào để thông qua thiết bị nghiệp vụ phát hiện vi phạm tốc độ. Tất nhiên, CSGT chọn chỗ ngồi phải đảm bảo sự an toàn của những người tham gia giao thông.
Theo LS, CSGT ngồi chỗ kín hay đứng công khai không ảnh hưởng đến người tham gia giao thông nếu đi đúng quy định. Tương tự, khi CSGT trích xuất camera giao thông phạt nguội, các xe không vi phạm vẫn không bị ảnh hưởng gì, xe vi phạm thì không thoát khỏi sự giám sát của các camera. Từ đó, người tham gia giao thông qua các đường này phải tuân thủ luật giao thông đường bộ, dù không thấy hình bóng của CSGT ở đâu.
"CSGT hóa trang kết hợp tổ công khai xử lý vi phạm là quy định tạo điều kiện giúp CSGT thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. CSGT không được lạm dụng quy định này mà giao thiết bị ghi hình tốc độ cho người khác làm thay mình. Khi có người dân đến "giám sát", CSGT hóa trang chỉ cần đưa Giấy chứng minh Công an nhân dân ra cho người dân xem là được, không phải đôi co", LS Phát nói.
Đồng thời, LS Lê Trung Phát đề xuất, trong các tiêu chuẩn, đánh giá của lực lượng, cần quy trách nhiệm cho người đứng đầu. Tức là khi có cán bộ chiến sĩ vi phạm, tổ trưởng tổ tuần tra kiểm soát đó phải chịu trách nhiệm bằng các hình thức kỷ luật theo quy định.
Vì sao CSGT được hóa trang?
Đại diện Cục CSGT cho biết, CSGT hóa trang phối hợp với lực lượng công khai để xử lý vi phạm không phải là quy định mới, nhưng Thông tư 32 có quy định rõ.
Theo Cục CSGT, ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp vi phạm giao thông phức tạp như: gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép… nên CSGT cần có hóa trang kết hợp công khai để ngăn chặn, xử lý.
Đại diện Cục CSGT khẳng định, người dân không cần lo lắng CSGT mặc thường phục sẽ lạm quyền vì CSGT hóa trang không được xử phạt người vi phạm mà chỉ giám sát, phát hiện để phối hợp ngăn chặn hành vi vi phạm.
Nêu quan điểm về quy định này, LS Lê Trung Phát cho rằng hoàn toàn phù hợp vì chức năng quan trọng của CSGT là phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông.
Ví dụ trường hợp CSGT hóa trang mặc thường phục bắn tốc độ, LS Phát giải thích, bản chất đó là thông qua thiết bị nghiệp vụ để phát hiện vi phạm.
"Người tham gia giao thông trong nhiều trường hợp chỉ tuân thủ luật khi thấy có bóng dáng CSGT, hành vi chạy quá tốc độ cũng vậy. Một số người chỉ chấp hành luật, giảm tốc độ khi thấy CSGT. Vậy nên, CSGT hóa trang sẽ giúp cho việc phát hiện vi phạm sẽ thuận lợi hơn, hiệu quả hơn", LS Phát lấy ví dụ.